Happiness is the quality of the interpersonal relationship
THĂM HỎI NHAU
Tuần rồi một bạn học viên cũ chia sẻ chưa bao giờ nơi bạn làm việc “hard” (nguyên văn) như thế. Bù lại, kết quả kinh doanh vượt tốt hơn hẳn các năm qua. Nổi lên hai điểm góp vào thành tích ấy: tình đồng nghiệp dìu dắt nhau qua áp lực và sự quan tâm lắng nghe của CEO và sếp trực tiếp. Thật vui và trân trọng khi một tổ chức có được kết quả từ gắn kết như vậy.
JOY vs HAPPINESS
Từ gắn kết này gợi lên cho chúng ta niềm vui nơi công sở. Vui ở đây sẽ là HAPPINESS hay JOY ?
JOY được xem là một cảm xúc lâu dài. HAPPINESS chỉ là cảm xúc ngắn ngủi, tình cờ (như gốc từ là HAP-cơ hội). Trong khi đó, Joy thuộc về bên trong tâm hồn và có thể cảm nhận ngay cả trong tình huống không êm đẹp.
Trong mọi tổ chức, chúng ta đều có thể nhận ra những người lặng lẽ làm việc bất kể khó khăn, sóng gió, thử thách. Trong họ có niềm vui JOY, ngay cả khi không nhiều những khoảnh khắc HAPPY. Hình ảnh bạn chia sẻ trên là chỉ dấu của Joy.
Theo tôi, thử thách của người lãnh đạo là nhận ra và nuôi dưỡng Joy. Với Joy, niềm vui còn có thể trở thành văn hoá, lẽ sống, lý tưởng. Chắc chúng ta còn nhớ nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn, người đã kết nối văn hoá Việt Mỹ sau chiến tranh. Ông ấy đã nuôi thú cưng để HAPPY và giữ JOY trong sự ngặt nghèo của mình.
Một khoá huấn luyện có những cảm xúc HAPPY là cần. Cùng với đó, động lực để người học có được niềm vui JOY ứng dụng điều đã học trong công việc thì mới đủ.
Hãy quan sát một nhóm bạn cùng sở thích, tụ tập cafe cuối tuần để tán gẫu. Họ thích nhau, họ có HAPPINESS. Nhưng cùng nhóm bạn ấy, đi thăm những bạn nghèo trước Tết thì lúc đó họ mới có JOY. Cả người cho và nhận, họ thấu hiểu và đáp ứng đúng nhu cầu của nhau.
GẮN KẾT
Khi hiểu và hành động thì “gắn” mới “kết”. Ngược lại, khi thử nói với ai đó rằng họ chỉ thuộc đội dự bị (backup team) thì điều gì xảy ra ? Ngay lập tức, chúng ta đã kích hoạt hành vi dự phòng của họ (backup behavior). Con người luôn làm mọi điều để tăng lòng tự trọng của mình, không phải là ngược lại. Sự nhất quán giữa NÓI và LÀM của người lãnh đạo chính là ngọn lửa giữ sáng niềm vui JOY cho các thành viên.
Cho nên “Làm cho người khác vui (HAPPY) khi thực hiện đề nghị của mình” đã rất hay. Bên cạnh đó, “Mang niềm vui (JOY) đến cho người để họ làm điều cần phải làm” thì còn tuyệt vời hơn.
Minh Nhựt
Tp. HCM, 17.01.2022